
Việt Nam là quốc gia có ảnh hưởng quân sự lớn khi có vị trí nằm ở khu vực chiến lược trong kinh tế, chính trị khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Do đó việc tự chủ về vũ khí quân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định về chính trị, quân sự. Đồng thời thể hiện được năng lực của quốc gia, sẵn sàng chiến đấu khi có tình hình bất ổn. Mới đây, đã có bước tiến mới trong công cuộc tự chủ về vũ khí quân sự khi Việt Nam sản xuất siêu tên lửa mới dưới sự hỗ trợ của Nga. Nếu thành công thì đây sẽ là động lực to lớn thúc đẩy việc tạo ra nhiều vũ khí quân sự chính trong nước, không còn phụ thuộc quá nhiều vào Nga và các nước mạnh về quân sự trong khu vực.
Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất vũ khí quân sự hiện đại
Trong những năm vừa qua, Tổng cục kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã liên tiếp đạt được những thành tựu lớn trong quá trình chế tạo, cải tiến vũ khí, khí tài quân sự như: Tên lửa, radar, tàu chiến hạng nặng… Những công bố về thành quả bước đầu mà Việt Nam đã đạt được vượt ngoài mong đợi của nhà cầm quyền.
Trong đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020), Bộ Quốc phòng đã lần đầu trưng bày tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất. Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất được áp dụng công nghệ mới nhất của phiên bản Uran-UE. Việc sản xuất thành công tên lửa chống hạm KCT 15 là thành tựu lớn, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đóng góp của những sáng chế quân sự
Góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo nước ta trong tình hình có nhiều diễn biến phức tạp. Nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện nay đã khẳng định mình hoàn toàn có đủ năng lực khi đã tự nâng cấp các trang bị vũ khí cũ. Đồng thời sản xuất thành công nhiều thiết bị quan trọng nâng cao hiệu quả chiến đấu cho kho tên lửa có trong trang bị của mình.

Thành công đáng kể nhất là Việt Nam đã cải tiến thành công hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM. Không chỉ tên lửa S-125-2TM, Việt Nam đã nghiên cứu thành công sản phẩm thỏi nhiên liệu hỗn hợp cho động cơ tên lửa phòng không.
Việt Nam sản xuất siêu tên lửa Yakhont
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam là khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động К-300P Bastion-Pau. Hợp đồng mua 2 hệ thống này đã được ký kết vào năm 2006. Nga đang chuẩn bị hợp đồng nhằm hỗ trợ Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont. Hợp đồng này ước tính đạt giá trị 300 triệu USD.
Tháng 1.2002, công ty Kronshtadt đã phân phối cho Hải quân Việt Nam hệ thống huấn luyện tổng hợp Laguna-1241RE. Kronshtadt đã sử dụng các công nghệ phần mềm đến từ hệ thống huấn luyện của công ty Tranzas để thiết kế hệ thống Laguna.

Laguna được dùng nhằm để huấn luyện các kỹ năng điều khiển các tàu tên lửa lớp Projket 12141RE trang bị hệ thống tên lửa Termit được cung cấp cho Việt Nam từ những năm 1990. Việt Nam cũng bày tỏ ý định mua hệ thống huấn luyện tổng hợp cho 3 tàu Projekt 1241RE, Projekt 1241.8 và cho các frigate mới mua Gepard-3.9.
Tháng 9.2006, hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các tàu tên lửa Projekt 1241RE và 1241.8 Molnya. Hợp đồng đã được thực hiện vào tháng 12.2007. Nga cũng đang thực hiện các dự án lớn bán máy bay chiến đấu và vũ khí phòng không cỡ lớn cho Việt Nam.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga trên mặt trận quân sự đã được nâng cấp lên thành đối tác chiến lược.
Việc Việt Nam sản xuất siêu tên lửa dù đã được hé mở từ lâu nhưng thành quả có thành công hay không vẫn chưa được công bố vì đây có thể là bí mật quân sự. Dù kết quả có ra sao thì đây cũng là một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống vũ khí quân sự tự chủ ở nước ta.