Mẫu bảng lương được cập nhật mới nhất được ban hành kèm theo thông tư 200 giúp người có trách nhiệm có thể căn cứ để thanh toán tiền lương và các phụ cấp khác cho người lao động. Cùng theo dõi mẫu bảng lương theo thông tư 200 được quy định như thế nào nhé!

Mẫu bảng lương theo thông tư 200 được quy định như thế nào?
Tác dụng của bảng lương:
Bảng lương chính là văn bản chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập khác ngoài tiền lương cho người lao động, giúp kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lđ làm việc trong doanh nghiệp chính xác đồng thời cũng là căn cứ để thống kê các khoản về lao động tiền lương.
Bảng lương là văn bản giúp người lao động so sánh các vấn đề tương quan cùng ngành nghề và lương thưởng của người lao động được đánh giá theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đang làm.
Bảng lương được áp dụng cho tất cả các công việc từ hành chính, sự nghiệp đến sản xuất, kinh doanh. Kết cấu bảng lương được quy định bao gồm: ngạch lương, hệ số mức lương chuẩn và bậc lương thâm niên.
Mẫu bảng lương theo thông tư 200 mới nhất:

Trên đây là mẫu bảng lương được làm dựa theo thông tư 200 mà bạn có thể tham khảo. Bảng lương sẽ được lập hàng tháng. Kế toán có thể dựa vào các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ để thực hiện làm bảng lương cho người lao động. Các mục trong bảng lương được quy định như sau:
- Cột A, B: Lần lượt là số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.
- Cột 1,2: chính là bậc lương và hệ số lương của người lao động được quy định trước đó.
- Cột 3,4: tại đây ghi số sản phẩm và số tiền được tính theo lương sản phẩm.
- Cột 5,6: tại đây ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.
- Tại cột 7,8 ghi số công và số tiền nghỉ việc ngừng việc hưởng các loại % lương.
- Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương đã quy định trước đó.
- Cột 10: tại đây ghi số phụ cấp khác mà người lao động nhận được nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
- Cột 11: Ghi lại tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp.
- Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của người lao động (nếu có)
- Cột 13,14,15,16: tại đây ghi rõ các khoản khấu trừ và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.
- Cột 17: Ghi số tiền mà người lao động còn được nhận tại kỳ II.
- Cột C: Người lao động ký nhận tại ô khi nhận lương kỳ II, tránh việc sai sót.
Trách nhiệm của người lập đối với bảng lương
Cuối mỗi tháng thời gian chốt số tiền lương cho người lao động, căn cứ vào chứng từ liên quan đến tiền lương, kế toán của doanh nghiệp sẽ phải lập bảng lương và chuyển cho kế toán trưởng của doanh nghiệp soát lại rồi trình lên cho quản lý, giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký duyệt bảng tiền lương, cuối cùng chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương cho người lao động theo đúng bảng lương.
Bảng thanh toán tiền lương hàng tháng sẽ được lưu tại phòng kế toán của doanh nghiệp đó. Người lao động có thể xem lại khi có thắc mắc về sau.
Khi lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký xác nhận hoặc người nhận hộ được ủy quyền phải ký thay, không được thiếu sót.
Nếu về sau có thắc mắc của người lao động sau khi nhận lương, kế toán cần rà soát lại bảng lương và tìm ra điểm sai sót, nếu sai sót xảy ra người lập bảng lương sẽ phải có trách nghiệm sửa đổi và trình duyệt lại với cấp trên.

Kết Luận:
Hy vọng mẫu bảng lương theo thông tư 200 và một số trách nhiệm của người lập bảng lương mà chúng tôi đưa ra trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bảng lương cho người lao động. Nếu còn thắc mắc về các mục của mẫu bảng lương theo thông tư 200, hãy liên hệ với chúng tôi!