Hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý như hợp đồng truyền thống không? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và cá nhân thắc mắc nhiều nhất trong thời gian qua. Bởi trong các tranh chấp thì hiệu lực của hợp đồng luôn là căn cứ quan trọng nhằm giúp tranh chấp đi đến hồi kết. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ về luật có thể doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất và vi phạm hợp đồng. Cùng tìm hiểu về tính pháp lý của hợp đồng điện tử trong bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng điện tử là gì?
Hiện có nhiều mẫu hợp đồng điện tử đã trở thành giao kết pháp lý của nhiều cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp lựa chọn. Mỗi hợp đồng điện tử được giao kết cần tuân thủ đúng theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo giá trị hợp đồng theo tính pháp lý.
Căn cứ theo đúng quy định của điều 33 Luật giao dịch điện tử 2005 thì:
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thành lập dưới thông điệp dữ liệu theo đúng quy định.
Hợp đồng phải tuân thủ theo Luật giao dịch điện tử 2005 đồng thời phải tuân thủ theo đúng pháp luật về hợp đồng doanh nghiệp. Cụ thể thì hợp đồng pháp lý có căn cứ cụ thể vào các bản luật sau:
- Luật giao dịch điện tử 29/11/2005
- Bộ luật Dân sự 24/11/2015
- Văn bản hướng dẫn thi hành bộ Luật giao dịch điện tử
- Văn bản pháp lý khác như: Luật thương mại 14/6/2005
Hiệu lực của hợp đồng điện tử là khi nào?
Để biết được hợp đồng online có hiệu lực không? Khi nào có hiệu lực thì các bên tham gia giao kết hợp đồng cần căn cứ vào quy định pháp luật về hợp đồng. Khi hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý là hợp đồng có giá trị pháp lý. Khi hợp đồng có giá trị pháp lý là các bên tham gia trong hợp đồng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng các điều khoản trong hợp đồng theo sự bảo hộ của pháp luật.
Hợp đồng điện tử có giá trị tương ứng như hợp đồng văn bản
Theo Khoản 1, Điều luật 119, Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể:
“Giao dịch cá nhân được thông qua các phương tiện điện tử lưu trữ xác nhận thì được coi là giao dịch bằng văn bản.
Ngược lại theo Điều 15, Luật thương mại 2005 quy định chi tiết:
“Trong hợp đồng thương mại, các thông điệp dữ liệu thông tin trong hợp đồng nếu có thể đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật sẽ được chấp nhận giá trị pháp lý tương ứng như các điều luật trong hợp đồng văn bản.
Căn cứ vào các quy định này thì khi hình thành hợp đồng điện tử theo đúng quy định của pháp luật sẽ có giá trị hợp đồng như hợp đồng văn bản. Đồng thời giá trị pháp lý cũng được bảo vệ toàn diện.
Quy định về hợp đồng điện tử có hiệu lực lúc nào?
Có thể nói hợp đồng điện tử được xem xét tính hiệu lực như hợp đồng giấy thông thường khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện tạo, lập thông tin, gửi, nhận và lưu trữ hợp đồng.
Muốn biết hợp đồng điện tử khi ký kết có hiệu lực khi nào cần căn cứ theo Điều 401, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định chi tiết như sau:
(1). Hợp đồng được ký kết sẽ có hiệu lực pháp lý tính từ thời điểm hoàn thành giao kết. Trừ các trường hợp có thỏa thuận riêng có liên quan trong các điều khoản ở hợp đồng.
(2). Bắt đầu khi hợp đồng có hiệu lực pháp lý, yêu cầu các đơn vị tham gia trong hợp đồng phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ với nhau theo đúng cam kết. Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi, hủy bỏ các thỏa thuận theo đúng quy định pháp luật.
Vì thế hợp đồng điện tử hợp pháp sẽ có hiệu lực từ khi giao kết hợp đồng. Hợp đồng sẽ quản lý công việc của các bên tham gia phải thực hiện và yêu cầu các bên phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đến khi hợp đồng chấm dứt.
Nguyên tắc ký kết và thực hiện nhiệm vụ hợp đồng
Để hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý, các bên tham gia ký kết cần thực hiện nghiêm túc 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Chủ thể giao kết hợp đồng có quyền thỏa thuận, sử dụng phương tiện điện tử nào để ký kết và thực hiện bản hợp đồng.
- Nghiêm túc tuân thủ các quy định của luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng khi thực hiện ký kết các hợp đồng điện tử.
- Các bên tham gia trong hợp đồng sẽ có quyền tham gia thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng. Nhằm đưa ra phương án thống nhất để ký kết hợp đồng giữa các bên.
Việc nắm rõ chi tiết hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào sẽ giảm thiểu được sai sót dẫn tới tranh chấp, thiệt hại kinh tế giữa các bên. Hiện việc sử dụng hợp đồng online đang trở thành xu hướng của các doanh nghiệp bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí và tốc độ chuyển đổi số. Đặc biệt còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao lợi thế cạnh tranh để thành công hơn. Mong rằng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.