Hà Nội và Sài Gòn đây là hai thành phố trực thuộc trung ương, được coi là hai đầu tàu kinh tế của nước ta với sự năng động và chuyển mình theo thời gian. Tuy nhiên, việc khởi nguồn và trải qua giai đoạn lịch sử khác nhau, cùng với đó là thói quen của người dân bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan khác. Khiến cho hai thành phố này luôn có sự so sánh và luôn là chủ đề so sánh của người dân hai đầu Nam-Bắc.
Chủ yếu có rất nhiều người đặt ra thắc mắc: “Hà Nội và Sài Gòn ai giàu hơn?”. Và để những ai thắc mai có thể tự trả lời được câu hỏi này, bài viết sau đây sẽ phân tích một vài khía cạnh để đánh giá cho mọi người thấy được cái nhìn tổng quan về hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn.
Văn hóa
Ở thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay cùng với sự hội nhập của kinh tế nước ta. Để so sánh Hà Nội và Sài Gòn ai giàu hơn trước kia đã khó nay lại càng khó hơn để trả lời. Và từ “giàu” ở đây rất khó để có thể đánh giá và phân tích. Có thể nơi này “giàu” về văn hóa hay về kinh tế, về tình cảm con người,…
Trước tiên khi đi phân tích mặt văn hóa của hai thành phố này, chúng ta phải hiểu được rằng, Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến còn Sài Gòn chỉ là một thành phố mới được khai phá trong thời đại phong kiến của Việt Nam. Cho nên Hà Nội sẽ mang hơi hướng cổ điển nhiều hơn so với Sài Gòn. Để so sánh độ “giàu” về văn hóa thì chắc chắn rằng Sài Gòn sẽ không thể bằng được Hà Nội. Một ví dụ cụ thể đó là các di tích lịch sử hoặc các món ăn truyền thống ở Hà Nội có lịch sử hàng nghìn năm, còn ở Sài Gòn chỉ là những di tích mới, các món ẩm thực mới mà thôi.
Ở một khía cạnh khác của văn hóa là mối quan hệ giữa con người với con người. Điều này có sự khác biệt ở Sài Gòn và Hà Nội. Chúng ta đánh giá qua tình cảm gia đình thì người Hà Nội sẽ có sự gắn bó hơn. Còn nếu về tình yêu, người Sài Gòn chắc chắn sẽ mạnh dạn và thoải mái hơn chứ không giữ ý như người Hà Nội. Hơn thế, cách sống của con người Sài Gòn với bạn bè của họ cũng rất thoải mái, không có sự phân biệt đẳng cấp như ở Hà Nội.

Cái nhìn tổng thể của hai thành phố về sự phát triển
Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế luôn cao, ở nước ta sự khác biệt về điều kiện sống đã thu hẹp rất nhiều. Không chỉ nói đến Hà Nội hay Sài Gòn, mà các thành phố khác như Hải Phòng, Đà Nẵng,..điều kiện sống của họ cũng đã rất tốt và không hề có sự kém cạnh so với Hà Nội hay Sài Gòn.
Các khu vui chơi, các trung tâm thương mại, các tòa cao ốc,…điều này có thể thấy được sự cần bằng giữa các thành phố với nhau.
Hay ngay cả khi chúng ta so sánh về sự phát triển về cơ sở hạ tầng, giao thông thì đều thấy được sự cân bằng giữa hai thành phố này. Với Hà Nội, dù “đặc sản” của họ là tắc đường thì với người Sài Gòn cũng có tắc đường, thậm chí còn thủy triều vào mùa nước lên. Do đó, ở tiêu chí này chúng tôi đánh giá là cân bằng.

Hà Nội và Sài Gòn ai giàu hơn có lẽ tiêu chí kinh tế được nhiều người quan tâm nhất
Hà Nội và Sài Gòn như đã nói ở trên, đây là hai đầu tàu kinh tế của cả nước ở hai đầu Nam-Bắc. Cả hai thành phố đều là những cực phát triển kéo cả đoàn tàu Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam bộ cũng như “đoàn tàu kinh tế Việt Nam”.
Hà Nội và Sài Gòn ai giàu hơn-Theo nhiều báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê trong nhiều năm qua. Cả hai thành phố đều là đô thị đặc biệt và nắm giữ vị trí vô cùng quan trọng về xã hội, kinh tế, chính trị, khoa học – công nghệ… của cả nước. Cụ thể, là Sài Gòn hằng năm luôn đó góp khoảng 23% đến 25% ngân sách cả nước và 33% dịch vụ cả nước. Con số này ở Hà Nội vào khoảng 15%-18%. Còn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội bình quân hàng năm đạt 9.5%, gấp 1.5 lần so với mức trung bình của cả nước; còn con số này ở Sài Gòn là khoảng 7,5%/năm. Về tiêu chí này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Sài Gòn là thành phố được cộng một điểm vào bảng so sánh rồi nhỉ?
Con người
Có một câu nói như thế này để đánh giá được con người Hà Nội và Sài Gòn khác nhau ra sao: “Người Hà Nội đánh giá sự giàu có qua nhà lầu, xe sang, đồ hiệu; Còn người Sài Gòn đánh giá qua cách tiêu tiền”
Bởi vì xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do đó người Hà Nội nói riêng và phía Bắc nói chung thì luôn có bản tính tiết kiệm trong chi tiêu.
Họ không dùng nhiều tiền cho các công việc chi tiêu như ăn chơi, nghỉ dưỡng mà chỉ làm lụng cả đời vất vả tích cóp để mua nhà, mua xe.
Còn với người Sài Gòn thì khác, họ được du nhập văn hóa “Tây” mà ở đây là của Mỹ trong thời kỳ kháng chiến. Nên họ sống rất thoải mái, dùng nhiều tiền cho chi tiêu, ăn uống và nghỉ dưỡng, du lịch.

Nói thế không có nghĩa là người Sài Gòn không biết mua đồ hiệu và người Hà Nội không biết đi du lịch hay nghỉ dưỡng. Mà ở đây chúng ta đang đánh giá xu hướng chi tiêu của tổng thể người dân mà thôi.
Như vậy, với những tiêu chí mà chúng tôi lựa chọn để đánh giá và phân tích. Các bạn chắc hẳn đã có thể tự đưa ra câu trả lời cho mình công hỏi Hà Nội và Sài Gòn ai giàu hơn rồi chứ?
Nhìn chung, Hà Nội hay Sài Gòn thì đều là những thành phố phát triển hàng đầu và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Sài Gòn – một thành phố năng động và hiện đại; Hà Nội- Thủ đô ngàn năm văn hiến và trung tâm chính trị của quốc gia!